Ở một số nước có khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam, là môi trường thích hợp để muỗi sinh trưởng và phát triển. Vòng đời của chúng tuy không dài, từ vài ngày đến khoảng một tháng nhưng phát triển cũng nhanh. Muỗi là vật trung gian có khả năng gây ra các bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da… Để tiêu diệt loại côn trùng gây bệnh nguy hiểm này, chúng ta cần biết đến kỹ thuật phun thuốc diệt muỗi.
=>Cách phòng bệnh sốt xuất huyết <=
Kỹ thuật phun thuốc diệt muỗi
Phun thuốc diệt muỗi là một trong những phương pháp tiêu diệt muỗi được sử dụng phổ biến. Để đảm bảo cho sức khoẻ và mang lại hiệu quả cao chúng ta hãy tuân thủ những quy trình, kỹ thuật phun thuốc diệt muỗi sau đây:
1. Trước khi phun
– Tìm người hiểu biết về kỹ thuật phun thuốc diệt muỗi để phun cho các hộ gia đình, khu dân cư có nhu cầu.
– Cần nghiên cứu xem mình sẽ phun trong phạm vi gia đình hay phun trên diện rộng bao gồm nhiều hộ gia đình ( khu vực sẽ phun).
– Tiến hành dọn dẹp, che đậy bảo vệ thực phẩm, lương thực, chậu cá cảnh, vật nuôi, các phòng ngủ, phòng bếp.
– Các hộ gia đình cần mở tất cả các cửa ra vào, cửa sổ.
2. Trong khi phun
Hiện nay vào những đợt dịch sốt xuất huyết, người dân ở các khu dân cư ở phường (xã), quận(huyện) đều đã chủ động kêu gọi mọi người và tổ chức các đợt phun với kỹ thuật phun thuốc diệt muỗi đúng quy trình để có thể dập dịch.
– Mọi người cần phải rời khỏi những nơi phun thuốc cho đến khi phun xong để tránh ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
– Khi phun hóa chất, không nên phun ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, như vậy sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Nên phun thuốc ở nhiệt độ từ 18 – 25 độ C là tốt nhất. Buổi sáng từ 6 đến 9 giờ là khoảng thời gian để phun thuốc hợp lý nhất, còn buổi chiều thì nên phun từ 18 cho đến 20h. Phun khi gió nhẹ (tốc độ gió từ 3-13km/h).
– Tuyệt đối không sử dụng thuốc để phun trực tiếp lên cơ thể người hay động vật.
– Phun đúng cách, phun đủ liều lượng dựa trên kỹ thuật phun thuốc diệt muỗi.
– Khi phun ở những hộ gia đình có người bị sốt xuất huyết nên phun với bán kính từ 300 mét trở lên để đảm bảo cho các hộ xung quanh khác.
– Thuốc khi phun mặc dù nói là không gây độc hại nhưng chúng ta cũng nên rời xa chỗ phun ít nhất 30 phút để tránh hít phải hơi thuốc. Sau khoảng 60-90 phút mới có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
– Để mang lại hiệu quả khi phun, mỗi địa điểm phải phun ít nhất 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
– Sau khi phun thuốc 2 lần trong vòng 2 tuần, mà phát hiện thấy khu vực đã phun vẫn xảy ra tình trạng mắc bệnh sốt xuất huyết mới thì tiếp tục phun lần 3.
Xem thêm: 10 mẹo hay đuổi muỗi tại nhà hiệu quả
3. Lưu ý khi phun hóa chất diệt muỗi
Hầu hết các loại hóa chất diệt côn trùng như hóa chất diệt muỗi hiện nay có khả năng gây độc hại là rất thấp. Nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe chúng ta nên phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế khi phun tại cộng đồng:
– Pha hóa chất đúng liều lượng, đủ sử dụng để phun. Không nên pha nhiều gây lãng phí cũng như để lâu sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Nếu pha dư không nên cho người dân xin dùng vào những việc riêng tránh gây uống nhầm dẫn đến ngộ độc.
– Khi pha chế hóa chất cần sử dụng các đồ phòng hộ như: đeo khẩu trang, đeo găng tay, đeo kính…để tránh cho hóa chất dính vào da, mắt gây bỏng,.. Không được phép ăn uống, nói chuyện hoặc hút thuốc khi phun hóa chất nhằm tránh gây ngộ độc qua đường hô hấp.
– Người đi phun khi phun xong cần tắm rửa bằng xà phòng và thay đồ. Đối với người dân trong các hộ gia đình, sau khi trở về nhà mà có biểu hiện ngứa, nóng rát vùng mặt hay vùng da hở thì phải tắm rửa bằng xà phòng.
– Trong quá trình phun, do che đậy không cẩn thận rất có thể hóa chất sẽ bay vào thực phẩm. Vì thế khi ăn mà có các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, đau bụng thì cần đến cơ sở y tế khám và xử lý kịp thời.