Sự khác nhau giữa đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2

Nhiều người cho rằng đái tháo đường chỉ gặp ở những người lớn tuổi, béo phì. Nhưng thực tế căn bệnh này xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc điểm của từng bệnh nhân cũng khác nhau, cách điều trị cũng khác nhau. Điều này là do đái tháo đường có nhiều thể bệnh do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2.

1. Khác nhau về bản chất của bệnh

Đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 có rất nhiều điều khác nhau, nhưng quan trọng nhất là về bản chất của bệnh

Đái tháo đường tuýp 1

Đái tháo đường tuýp 1 phụ thuộc insulin

Đây còn được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin, do cơ thể thiếu hụt hoàn toàn insulin. Tình trạng này rất ít gặp, chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số bệnh nhân đái tháo đường.

Các chuyên gia cho rằng đây là bệnh tự miễn, do các tế bào miễn dịch trong cơ thể cho rằng tuyến tụy là tế bào lạ, tế bào có thể gây nguy hại cho cơ thể lên đã phát động tấn công.

Hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào của tuyến tụy gây hủy hoại toàn bộ tuyến tụy, điều này khiến tụy không thể sản xuất ra insulin, cũng vì thế mà đường máu không được kiểm soát, tăng cao và gây bệnh. 

=>>>Tìm hiểu thêm về: Đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì? tại website của Sức Khỏe Nhân Sinh

Đái tháo đường tuýp 2

Đái tháo đường tuýp 2

Là tình trạng đái tháo đường khá thường gặp, chiếm tới 95% trong tổng số bệnh nhân đái tháo đường. Vì một số nguyên nhân khác nhau khiến tụy không tiết đủ insulin, hoặc cơ thể đề kháng với insulin khiến đường máu tăng cao mà gây bệnh.

Chính vì vậy có thể thấy insulin trong cơ thể vẫn được tiết ra đều, nhưng các cơ quan như hệ cơ, các tế bào mỡ, gan không thể sử dụng insulin, đường máu rất cao nhưng không thể nhập vào tế bào, các tế bào không có đường để chuyển hóa thành năng lượng lại kích thích não bộ. Lúc này bệnh nhân lại ăn nhiều hơn để đáp ứng, tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến bệnh nặng hơn.

>> Xem thêm: các triệu chứng bệnh thận

2. Sự khác nhau giữa đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 về triệu chứng lâm sàng

Nguyên nhân gây bệnh khác nhau

Hai thể bệnh này diễn biến khác nhau, đối tượng mắc bệnh cũng như triệu chứng lâm sàng cũng diễn biến khác nhau. Cụ thể như sau:

Đái tháo đường tuýp 1

Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, có thể khởi phát khi mới 4-5 tuổi. Các triệu chứng thường diễn biến rầm rộ bao gồm ăn nhiều, uống nhiều, khát nhiều, gầy nhiều, mệt mỏi. Các biến chứng cũng xuất hiện rất sớm

Đái tháo đường tuýp 2

Thể bệnh này hay gặp ở người cao tuổi, người trung niên, rất hiếm khi gặp ở người trẻ, Các đối tượng mắc bệnh thường béo phì, thừa cân, lối sống tĩnh tại, ít vận động, hoặc có chế độ ăn nhiều đồ béo ngọt.

Đối với thể bệnh này các triệu chứng khá kín đáo, giai đoạn tiền đái tháo đường hoặc mới bắt đầu xuất hiện bệnh thường không có triệu chứng. Vì vậy đa phần bệnh nhân được chẩn đoán khi xuất hiện các biến chứng cấp tính.

Khi đường máu tăng cao có thể xuất hiện các dấu hiệu như ở đái tháo đường tuýp 1, các biến chứng cũng thường xảy ra sau vài năm.

3. Sự khác nhau về cách thức điều trị

Do bản chất bệnh khác nhau nên cách thức điều trị cũng khác nhau. Tất nhiên cả 2 thể bệnh đều cần thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện để kiểm soát cân nặng, năng lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày hợp lý.

Bệnh nhân đều cần phải tránh ăn các thực phẩm như bánh kẹp, nước ngọt, đồ đóng hộp, các sản phẩm sử dụng đường hóa học. Cần hạn chế sử dụng tinh bột, các loại hoa quả ngọt như mít, sầu riêng, nhãn, vải và tăng cường ăn rau xanh trái cây.

Về thuốc sử dụng, đái tháo đường tuýp 1 bắt buộc phải sử dụng insulin suốt đời, tiên lượng bệnh thường nặng, tuổi thọ không cao. Đái tháo đường tuýp 2 có thể sử dụng các loại thuốc viên giúp giảm đường máu, giai đoạn muộn không đáp ứng thuốc viên có thể sử dụng thuốc insulin.

Như vậy cùng là bệnh đái tháo đường nhưng có sự khác biệt rất lớn giữa 2 thể bệnh. Các chuyên gia phân loại như vậy để tiện cho việc điều trị và theo dõi bệnh nhân tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm về chỉ số của bệnh đái tháo đường trên website https://suckhoenhansinh.net

 

>> Mời bạn tham khảo và theo dõi thêm bài viết

Viêm khớp thấp có gây thiếu máu không? Biểu hiện lâm sàng thấp khớp

Ngăn ngừa vi khuẩn hp gây viêm loét dạ dày bằng cách nào?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *