Quảng cáo thực phẩm là công việc mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp, thương nhân muốn đưa sản phẩm tiếp cận gần hơn tới người tiêu dùng đều phải thực hiện. Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước quảng cáo là gì? Đăng ký nội dung ra sao? Tham khảo nội dung dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.
Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi thực hiện quảng cáo
- Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt
- Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi
Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm công bố
Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định sau:
- Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.
- Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng các hình ảnh có liên quan tới tên, trang phục, cơ sở y tế, bác sĩ, thư cảm ơn của bênh nhân hay bài viết của các bác sĩ, dược sĩ để quảng cáo.
- Đối với các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cần:
- Cần phải có lời khuyến cáo “sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, chữ viết cần phải in rõ ràng và chọn màu tương phản với màu nhìn sao cho dễ nhìn nhất có thể;
- Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định tại điểm a khoản này;
- Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong suốt quá trình chạy quảng cáo.
- Hồ sơ đăng kỹ xác nhận nội dung quảng cáo gồm:
- Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw – công bố thực phẩm về Quảng cáo thực phẩm. Quý khách hàng còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0904 445 449 để được tư vấn từ các luật sư của chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !!!
Góc tham khảo: Best baking sheet for vegetable là một loại khay được sử dụng để đựng và bảo quản thực phẩm. Khay đựng thực phẩm thường được làm bằng nhựa, kim loại, gỗ hoặc giấy.
>>>Link bài viết: https://dinhduongaz.com/quang-cao-thuc-pham